Mai vàng là đặc trưng không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng, nó mang cả tâm hồn của dân tộc. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa mai nở vàng rực đầu năm là gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm.
Nhưng sau những ngày chơi Tết, cây mai như vắt kiệt sức để bung nở những cánh hoa vàng rực rỡ nhất cho ngày Xuân, sau đó bắt đầu kiệt sức, yếu đi và cần được chăm sóc để cây mai vẫn phát triển, sinh trưởng tốt và năm sau lại cho hoa đúng theo ý mình. Hãy cùng Lala tìm hiểu ngay kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng sau Tết Nguyên đán 2023 để Tết năm sau hoa mai vàng lại vẫn nở rực rỡ nhé!
Cách chăm sóc cây mai vàng sau Tết từng tháng trong năm đúng cách
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng sau Tết Nguyên đán hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm bởi đây là loại cây có sức sống rất mãnh liệt, nhưng để cây hoa mai vàng phát triển tốt nhất và ra hoa đúng mùa không phải là điều dễ dàng nếu bạn không nắm vững các quy luật chăm sóc chúng. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng đúng cách, sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền mua mai mới chơi Tết mà vẫn có cây mai đẹp ưng ý. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm dành cho bạn.
Xem thêm cách chăm sóc mai vàng nở đúng dịp tết bất chấp thời tiết
1. Tỉa cành cây
Tỉa cành cây cần được thực hiện sớm, thời gian tốt nhất là trước ngày 15 và chậm nhất là ngày 20 tháng giêng âm lịch. Tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của cây mai mà bạn chọn cách tỉa cho phù hợp, có thể tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Và thông thường sẽ phải cắt bỏ 1/3 cành mai.
Sau đó chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu cành mai có dấu hiệu không phát triển nhiều bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì, có thể dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cho cây nhanh phát triển.
Xem thêm Hướng dẫn kỹ thuật uốn mai vàng đẹp nhất
Khi cây hồi sức thì cần đưa cây ra nắng sẽ giúp cây mai ra lá và chồi nhanh hơn, thời điểm này khá nhạy cảm do cây mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Do đó, sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày bạn pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu, phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi lá cây vừa già.
Tỉa cành cho cây mai là hết sức quan trọng, sẽ giúp tạo lại tán lá cho cây - chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ. Một lưu ý nhỏ cần nhớ là tỉa đều các cành, bởi nếu cành nào không được tỉa sẽ bị nấm bệnh và tất nhiên hoa không ra nhiều bằng các cành được tỉa. Và một đều nữa là cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì càng kích thích sự phát triển tốt hơn của hoa mai vàng sau Tết.
2. Vệ sinh cây mai
Sau khi hoàn thành việc tỉa cành cho cây mai thì bạn cũng đừng quên vệ sinh cho cây thường xuyên. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy vòi nước phun mạnh vào cây để làm bong tróc sạch rêu, nấm mốc. Hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây (dùng túi ni long che phần gốc lại, tránh làm cây tổn thương), và đặc biệt chú ý những chỗ có nhiều nấm mốc. Sau khi phun được khoảng 10 phút nếu thấy cây vẫn chưa sạch nấm mốc, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây sẽ “tạm biệt” được nấm mốc ngay thôi.
3. Thay đất cho cây mai
Bạn không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai Tết, khoảng hai ba năm sau khi mai sử dụng và sinh trưởng trên loại đất đó thì nên thay thế bằng loại đất mới. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng. Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp chất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt nhé.
Xem thêm Cách thay đất cho mai vàng dịp tết Nguyên Đán
Lưu ý:
Khi vừa thay đất, tuyệt đối không bón phân vì khi đó bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Chỉ với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ cũng đã đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.
Quy trình chăm sóc mai sau Tết
Chăm sóc mai vàng trong một năm không phải là một kỹ thuật đơn giản, vì nó liên quan đến nhiều mặt như nhu cầu dinh dưỡng, bệnh, sâu, nấm,... Của cây trong từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe, tính chất của cây trồng, độ tuổi,... Nếu bón phân, phun thuốc không đúng thì chất lượng và hiệu quả của phân, thuốc đối với cây không tăng lên, mà đôi lúc còn làm cho cây phát triển mất cân bằng, dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị chết cây. Quy trình chăm sóc mai vàng sau Tết được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6
Đây là giai đoạn quan trọng sau khi cây mai ra hoa đợt Tết thì cây đã bị suy yếu nên sau Tết chúng ta bắt đầu tiến hành phục hồi cho cây. Đầu tiên ta tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn 30% các cành, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp.
Thay đất: trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng (lưu ý không nên cắt quá sát).
Trộn đất theo công thức xơ dừa, trấu sống, đất thịt... Nếu có thêm phân động vật đã mục trộn chung vào thì càng tốt sẽ giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bón phân: chúng ta cần xác định rằng ở giai đoạn này là giai đoạn phục hồi và giúp cây mai phát triển, nên cần lưu ý bón phân sao cho cành lá phát triển sum suê nhất có thể vì thế nên ưu tiên bón nhiều phân lân.
Cây mai có thể vươn rễ đi khắp nơi để tìm nguồn dinh dưỡng tuy nhiên khi trồng trong chậu chúng ta phải thường xuyên bón phân định kỳ mỗi 2 tuần/lần. Các loại phân được khuyến cáo là phân hữu cơ nếu sử dụng phân vô cơ phải tuân theo liều lượng nhất định tránh cây bị xót.
Tưới nước: cây mai đặc biệt thích nước sông, nước mương, nước ruộng các loại nước này chứa nhiều dưỡng chất cho cây mai phát triển... Nếu không có thể tưới nước giếng. Khi trời nắng ngày tưới nước hai lần, trời mát tưới ngày một lần tuỳ theo độ to của gốc mà tưới lượng nước cho phù hợp.
Không khí: các nhà vườn trồng mai chuyên nghiệp luôn đặt cây mai ở trên cao hẳn so với mặt đất. Để tạo không khí lưu thông thường xuyên giảm các loại bệnh nấm mốc thường xuất hiện trên cây mai.
Ánh sáng: cây mai rất thích ánh sáng trực tiếp vì vậy hạn chế đặt cây mai vàng ở dưới tán lá cây khác hoặc gần các bức tường. Định kỳ mỗi 2 tuần xoay cây mai một góc 180 độ để cho cây mai phát triển đồng đều.
Lưu ý: nên thường xuyên quan sát cây mai xem đất có bị ướt hay quá khô không. Kiểm tra xem trên lá, thân có biểu hiện lạ hay không để xử lý kịp thời. Tại các nhà vườn người ta thường phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích định kỳ 1 tháng/lần chứ không đợi đến lúc cây có bệnh mới tiến hành điều trị.
Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12
Giai đoạn này cây đã khoẻ mạnh, cành lá càng xum xuê vì thế chế độ dinh dưỡng rất cao. Vì thế chúng ta nên tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao.
Từ tháng 6 đến tháng 9: đây là giai đoạn cây mai bắt đầu phân hoá nụ vì thế chúng ta nên bón phân Lân (DAP) để cho các nụ to khoẻ hơn.
Đây cũng trùng thời điểm mùa mưa cây thường bị các bệnh như đốm lá, rỉ sắt có thể sử dụng các thuốc đặc trị như Insuran, Ridomin để phun định kỳ 1 tháng/lần.
Từ tháng 9 đến tháng 12: các nụ hoa đã bắt đầu hình thành nhiều cây bắt đầu ngừng phát triển lá để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ hoa. Lúc này không nên bón các loại phân Ure hay Lân sẽ khiến cây bị ức chế và trổ hoa trước Tết.
Nên bón các loại phân có nồng độ Kali cao sẽ khiến nụ hoa mập khi ra hoa nhiều và màu sắc sặc sỡ hơn. Đến khoảng cuối tháng 11 ta bắt đầu tiến hành cắt trụi hết lá để cây tập trung dinh dưỡng cho nụ.